Bạn có biết, bỏng (còn gọi là phỏng) là một tai nạn rất dễ gặp phải ở mỗi cá nhân, chỉ cần một sơ suất nhỏ khi tiếp xúc với lửa hoặc vật nóng là bạn có thể bị bỏng. Nguyên nhân gây nên bỏng thường là tiếp xúc trực tiếp tạo nên các vết bỏng như bỏng do lửa, do hơi nóng, hóa chất... Tùy từng tác nhân gây bỏng mà ta có cách sơ cứu, cách xử lý vết bỏng khác nhau để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bị.
Chỉ sơ suất nhỏ có thể khiến ta bị bỏng |
Tình trạng của cơ thể khi bị bỏng phụ thuộc vào 2 yếu tố
Độ sâu của bỏng
Độ sâu của vết bỏng được chia làm 3 cấp độ:
- Bỏng bề mặt : Chỉ lớp ngoài cùng da bị tổn thương - cấp độ này thường lành hẳn sau 3 ngày
- Bỏng một phần da : Lớp biểu bì da và một phần của lớp chân bì da bị tổn thương, sau vài ngày các tui nước sẽ được hình thành. Nếu vết bỏng được giữ sạch, chúng sẽ tự lành sau khoảng 1 đến 4 tuần không cần điều trị mà cũng không để lại sẹo hoặc sẹo nhưng không đáng kể.
- Bỏng toàn bộ các lớp da : Toàn bộ các lớp da đều bị tổn thương nặng bao gồm cả lỗ chân lông và cả tuyến mồ hôi. Vết bỏng sẽ trắng nhợt hoặc xám lại, khô cứng và mất cảm giác vì các đầu nút dây thần kinh đã bị phá hủy.Thời gian chữa trị sẽ rất lâu, thường thì từ một đến hai tháng tuỳ vào cơ địa ở mỗi người và chắc chắn sẽ để lại sẹo.
Diện tích của vết bỏng
Bỏng càng rộng thì càng nguy hiểm hơn vì khi bị bỏng vùng rộng trên da càng gây mất nhiều dịch của cơ thể, gây đau, dễ bị sốc và nhiễm khuẩn. Vị trí của vết bỏng trên cơ thể: bỏng ở những vùng khác nhau trên cơ thể cũng có ý nghĩa rất lớn đối với tính mạng và quá trình hồi phục. Ví như bỏng ở mắt có thể dẫn đến mù.
Ngâm nước lạnh ngay sau khi bị bỏng |
Nói về vết mụn nước trên da: khi bị bỏng, lâu ngày da xuất hiện các nốt phỏng hay còn gọi mụn nước dưới lớp tế bào chết. Nguyên nhân tạo ra các nốt phỏng này đó chính là do nhiệt cơ thể lâu ngày tác động đến. Bỏng làm nóng rát và da cùng lớp mô dưới da buộc phải có một phản ứng đó là tiết dịch nhằm làm mát cấp tốc. Vì như thế nốt phỏng theo phản ứng sẽ xuất hiện tạo một lớp chất lỏng ngăn cách lớp nhiệt bên ngoài với mô bên trong làm giảm thiểu sự tổn thương của môi trường và vi khuẩn xâm nhập. Không nên chọc thủng nốt phỏng, nếu bạn bóc đi quá sớm có thể làm chảy máu vùng da bị bệnh còn dính liền và gây nhiễm khuẩn.
Phòng chống nhiễm khuẩn: Khi cấp cứu bỏng phải rất thận trọng để tránh vết bỏng bị nhiễm bẩn, dùng nước sạch để dội hoặc đắp vào vết bỏng và người bị bỏng nên rửa tay sạch và tránh động chạm vào vết bỏng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét